Người bệnh Gout có nên ăn Yến

Theo thống kê của BV Bạch Mai, 95% nam giới ở độ tuổi trung niên bị mắc bệnh gout. Bên cạnh đó, những người bệnh béo phì, nghiện rượu, cà phê hay phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Yến sào lại là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất trong một lượng yến nhỏ. Vậy người bệnh gout có nên ăn yến không? Hãy tìm hiểu cùng Đảo Yến ngay nhé!

Gout là một bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa purin làm tăng hàm lượng Acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urat tại khớp gây viêm khớp. Những biểu hiện đặc trưng thường gặp là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.

Ở những giai đoạn muộn hơn thường xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp dẫn đến tàn phế.

Vì vậy, khi bị gout cấp độ nhẹ có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn phù hợp nhằm ngăn ngừa hoặc kéo dài thời gian tái phát bệnh.

Nhiều người nghĩ rằng trong yến sào có rất nhiều dưỡng chất nên người bệnh gout ăn yến là không tốt. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai: người bệnh gout ăn yến sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị của bệnh nhân.

Thành phần dinh dưỡng của yến sào

Trong thành phần yến sào có chứa 55% là protein không béo cùng với 18 loại acid amin và 31 nguyên tố khoáng chất vi lượng cực kỳ quan trọng tới sức khỏe cơ thể.

Các loại acid amin có trong yến sào có thể kể đến như: Arginine, Histidine, Lysine, Cystine, Tryptophan, Serine, Leucine, Proline, threonine, Glutamic,… cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác rất cần thiết cho sức khỏe con người trong mọi giai đoạn.

Bên cạnh đó, hàm lượng canxi và natri trong tổ yến lần lượt là 503,6 – 2071,3 mg/gr và 39,8 – 509,6 mg/gr. Theo nghiên cứu, cứ 100gr yến sào thì giá trị năng lượng mà nó mang lại là 345 kcal.

Người bệnh gout có nên ăn yến và tác dụng như thế nào?

Theo các nghiên cứu khoa học thì trong yến sào không chứa hàm lượng purin quá mức cho phép, không thể gây hại và làm khởi phát cơn đau gout cấp (bệnh nhân bị lên cơn đau gout sở dĩ là do purin đi vào cơ thể và chuyển hóa thành axit uric). Vì thế bệnh nhân gout hoàn toàn yên tâm bổ sung yến sào vào trong chế độ ăn mà không cần quá lo lắng.

Thứ nhất, các loại acid amin trong tổ yến có thể kể đến như: Aspartic Acid, Acid Amin Serine, Acid Amin Tyrosine, Acid Amin Phenylalanine, Valine, Acid Amin Arginine, Acid Aminleucine… rất thích hợp với người đang điều trị bệnh hoặc có nhu cầu bồi bổ sức khỏe như người bệnh gout.

Thứ hai, tổ yến không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể khi bị bệnh, người bệnh gout ăn yến còn bổ sung các chất dinh dưỡng có trong tổ yến giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ người bệnh “chiến đấu” với các triệu chứng của gout.

Thứ ba, các khoáng chất như: canxi, sắt, kali… giúp bảo vệ cấu trúc xương chắc khỏe, tái tạo các mô sụn khớp, làm tăng tiết dịch nhầy tại bọc sụn khớp, giảm đau nhanh, cho người bệnh gout cảm giác dễ chịu.

Thứ tư, một số chất đặc biệt trong yến sào còn có khả năng kích thích đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Nhờ thế mà giảm đi được các triệu chứng bệnh và có lợi hơn với người bị gout.

Người bệnh gout ăn yến như thế nào để hiện quả?

Bên cạnh thắc mắc người bệnh gout có nên ăn yến sào không thì đa số mọi người đều chưa biết cách chính xác để dùng yến cho người mắc gout.

Mặc dù là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng người bệnh gout ăn yến nên ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh gout nên ăn 3-5gr yến/ngày, không quá 3 lần/ tuần.

Bởi nếu ăn quá nhiều hệ tiêu hóa của bệnh nhân có thể sẽ không phân giải và hấp thụ hết những dưỡng chất từ tổ yến, nhất là những người cao tuổi, việc sử dụng tổ yến liên tục sẽ gây tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa.

Trước khi người bệnh gout ăn yến, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn dùng tổ yến bồi bổ sức khỏe.

Trong những ngày đầu tiên sử dụng yến sào, người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể. Cụ thể, người bệnh cần chú ý xem các biểu hiện và triệu chứng bệnh gout có tái phát hay không.

Yến sào cho người bệnh gout cần đảm bảo nguồn gốc cũng như chất lượng tổ yến chuẩn, sạch. Nếu dùng phải sản phẩm tổ yến giả, sản phẩm kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng tới bệnh.

Món ăn từ tổ yến phù hợp nhất với người bị gout đó là yến chưng đường phèn. Chưng yến theo cách này vừa ngon vừa tốt cho người bệnh gout.

>> Xem thêmNhững sai lầm khi ăn tổ yến vừa hại vừa lãng phí

Những thực phẩm mà người mắc bệnh Gout nên tránh

  1. Hạn chế tối đa các nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao như: nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm và các loài có vỏ (sò, ốc, hến…).
  2. Một số loại rau củ gây ảnh hưởng xấu cho những người bệnh gout như rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.
  3. Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
  4. Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn.
  5. Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế.
  6. Tránh uống rượu bởi rượu, bia, các chất có cồn khác

Như vậy, qua bài viết trên, Đảo Yến đã giúp bạn biết và hiểu rõ người bệnh gout có nên ăn yến không và cách ăn yến cho người bị bệnh gout như thế nào để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Nếu bạn và gia đình đang tìm kiếm một địa chỉ mua yến sào cho người bị bệnh gout, hãy liên lạc ngay với Đảo Yến. Chúng tôi cam kết các sản phẩm yến sào được bán ra đều đạt chất lượng cao, xử lý theo quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đảo Yến Phú Quốc – đơn vị tiên phong phát triển ngành yến sào tại thành phố đảo Phú Quốc chuyên cung cấp các sản phẩm yến sào uy tín, chất lượng trên toàn quốc. Địa chỉ số 58 Suối Lớn, Dương Tơ, Phú Quốc. Hotline: 02976.29.3333 – 0938.560.879

>> Xem thêm bệnh tiểu đường có ăn yến được không?

One thought on “Người bệnh Gout có nên ăn Yến

  1. Pingback: Người bệnh huyết áp ăn yến có tốt không? - Đảo Yến Phú Quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *