Thực phẩm nào kỵ với tổ yến? Những ai không nên sử dụng yến sào ?

Tổ yến là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng. Nhưng liệu có loại thực phẩm nào kỵ với tổ yến không? Và những ai không nên sử dụng yến sào? Hãy cùng Đảo Yến Phú Quốc tìm hiểu nhé!

I.Thực phẩm nào kỵ với tổ yến

Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trước khi sử dụng yến sào để bồi bổ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu hay kết luận nào chỉ ra những loại thực phẩm nào kỵ với tổ yến.

Điều này đồng nghĩa với tổ yến tạm thời không có kỵ với bất kỳ loại thực phẩm nào. Mọi người có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng tổ yến, Chỉ cần dùng đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách thì sẽ đều mang lại hiệu quả tốt.

thuc-pham-nao-ky-voi-to-yen

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tổ yến kỵ với bất kỳ loại thực phẩm nào

II.Yến sào kỵ những gì

Không có loại thực phẩm nào kỵ với tổ yến. Nhưng có một số vấn đề chúng ta cần lưu ý trong quá trình sơ chế, bảo quản và chế biến tổ yến. Vậy những điều đó là gì?

1.Tổ yến kỵ gì khi sơ chế?

Để đảm bảo được hàm lượng dưỡng chất có trong tổ yến không bị hao hụt. Quá trình sơ chế tổ yến cần kiêng kỵ ngâm tổ yến trong nước sôi, nước nóng hoặc ngâm quá lâu. Thay vào đó, chúng ta chỉ nên ngâm tổ yến trong nước lạnh ở nhiệt độ thường và ngâm với thời gian vừa phải.

Bên cạnh đó, thời gian ngâm tổ yến thích hợp nhất là từ 20-30 phút. Không nên ngâm tổ yến quá lâu, tránh làm giảm hàm lượng protein có trong tổ yến. Đối với tổ yến dày, cứng hoặc chân yến thì chúng ta có thể ngâm lâu hơn một chút.

>>> Xem thêm cách sơ chế tổ yến còn lông đơn giản, nhanh chóng

so-che-to-yen

không nên ngâm tổ yến trong nước nóng hoặc ngâm quá lâu trong nước

2.Tổ yến kỵ gì khi chúng ta chế biến?

Đối với chế biến tổ yến thì cách tốt nhất và đảm bảo được nguyên vẹn dưỡng chất có trong tổ yến đó là chưng cách thủy với đường phèn. Nếu thích bạn có thể thêm các nguyên liệu thơm ngon bổ dưỡng khác như: táo đỏ, kỷ tử, hạt sen, gừng tươi,…

Tuyệt đối không nên nấu tổ yến trực tiếp trong nồi vì tổ yến kiêng kỵ với nhiệt độ cao. Nếu chúng ta chế biến theo cách này sẽ làm hàm lượng vi khoáng chất có trong tổ yến sẽ bị bốc hơi hết. Đồng thời, tổ yến cũng sẽ bị nhão, bở và không còn được thơm ngon như kỳ vọng.

Ngoài chưng yến với đường phèn, bạn có thể chế biến thêm các món ăn bổ dưỡng khác như: chè yến, cháo tổ yến, soup yến, gà tiềm yến,… Tuy nhiên, không nên nấu yến trực tiếp với các món ăn này. Chúng ta nên chưng yến riêng, sau đó cho yến vào khi các món ăn này đã gần chín. Việc này giúp tổ yến giữ được nguyên vẹn độ thơm ngon, giá trị dinh dưỡng.

>>> Xem thêm Cách chế biến tổ yến chưng với đông trùng hạ thảo tốt nhất

3.Khi bảo quản thì tổ yến kỵ điều gì?

Tổ yến khô thì chúng ta có thể bảo quản được từ 2-3 năm trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt và ánh nắng của mặt trời. Còn đối với yến sào tươi thì chúng ta có thể đựng trong hộp kín hoặc túi zip rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và có thể sử dụng được vài tháng.

Đặc biệt, tổ yến chưng thì chúng ta bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nên sử dụng trong vòng một tuần. không nên để lâu quá sẽ làm chúng ta bị đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn.nhung-loại-thuc-pham-nao-ky-voi-to-yen

Yến đã chưng thì chỉ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 5-7 ngày

III.Những ai không nên sử dụng yến sào.

Bạn đã nắm được những loại thực phẩm nào kỵ với tổ yến, những điều kỵ khi sơ chế, chế biến và bảo quản yến sào. Vậy những ai không nên sử dụng yến sào bạn đã biết chưa?

1.Trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Trẻ em tròn giai đoạn này chỉ nên sử dụng sữa mẹ và tập ăn dặm những món dễ tiêu hóa. Vì trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, nếu sử dụng yến sào cho bé trong giai đoạn này vừa không hấp thu được hết dưỡng chất mà còn có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

tre-em-duoi-12-thang-khong-nen-su-dung-yen

trẻ em dưới 12 tháng tuổi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện không nên sử dụng yến sào

2.Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu.

Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu thì đây là giai đoạn nhạy cảm mà các mẹ bầu đều phải cân nhắc việc ăn uống, sinh hoạt. Các loại thực phẩm để dùng hàng ngày cũng phải cẩn trọng.

Nếu muốn bổ sung yến sào thì nên dùng từ tháng thứ 4 trở đi. Vì khi dùng trong giai đoạn này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, suy giảm mệt mỏi và căng thẳng. Và đặc biệt là rất tốt cho thai nhi trong bụng.

me-bau-duoi-3-thang-khong-nen-su-dung-to-yen

mẹ bầu dưới 3 tháng chưa nên sử dụng yến sào vội và nên sử dụng từ tháng thứ 4 trở đi

Trên đây là những thông tin giúp bạn nắm được những thực phẩm nào kỵ với tổ yến và những điều kỵ trong cách sơ chế, chế biến và bảo quản tổ yến. Đặc biệt, là đối tượng nào không nên sử dụng yến sào.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua yến sào hay có thắc mắc gì về cách sử dụng yến vui lòng liên hệ: 02976.29.3333 – 0938.560.879 để được tư vấn tận tình nhất.

Đảo Yến Phú Quốc, cam kết 300% về chất lượng của sản phẩm. Tự hào đồng hành cùng sức khỏe của người Việt.

Địa chỉ: số 58 Suối Lớn, Dương Tơ, Phú Quốc.

Fanpage: Đảo Yến Phú Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *